(GMT+7)
- View : 660Tết thanh minh là gì? Ý nghĩa của ngày tết thanh minh ra sao? Cùng theo khám phá hết bài viết này để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.
Tết thanh minh hay còn được gọi với cái tên khác là Tiết thanh minh và theo như cách thức tính lịch của người Việt Nam ngày xưa thì trong một năm sẽ gồm có 24 tiết khí, mỗi một tiết khí sẽ ứng với một kiểu thời tiết cụ thể khác nhau và trùng khớp với bốn mùa xuất hiện trong năm. Những tiết khí này sẽ được dùng để tính toán thời điểm để người dân gieo trồng ngũ cốc nhằm chọn ra được thời điểm khi nào là điều kiện thời tiết thích hợp nhất.
Trong số 24 tiết khí này có tiết thanh minh nó có ý nghĩa như là sự trong xanh và tươi sáng của thời tiết, đây là thời điểm có thể coi là trong lành nhất trong năm và rất thích hợp để tổ chức những nghi lễ quan trọng trong năm. Ở quốc gia Việt Nam, tết thanh minh là khoảng thời gian để thực hiện nghi lễ tảo mộ truyền thống, để sửa sang lại phần mộ của dòng họ được khang trang hơn và sạch sẽ nhất có thể.
Tết Thanh minh sẽ gắn liền với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam. Đây là dịp để những người đang sống tưởng nhớ công lao của các ông bà, tổ tiên, những người đã khuất của gia đình mình.
Trong ngày Tết Thanh minh, các con cháu cùng hướng về tổ tiên, cội nguồn của mình bằng cách tảo mộ, dọn dẹp sạch sẽ, sửa sang lại ngôi mộ của những người đã khuất. Theo đúng phong tục truyền thống, trước khi tiến hành nghi thức tảo mộ, con cháu cần chuẩn bị một mâm lễ vật gồm có đèn, nhang, hoa quả để dâng lên người đã khuất, khấn vái mong tổ tiên nhận và phù hộ cho con cháu luôn được khỏe mạnh, bình an và làm ăn phát tài phát lộc.
Đặc biệt, những gia đình nào muốn khai quật hay xây dựng sửa sang lại mồ mả cần đợi đến ngày tết Thanh minh thì mới được phép động thổ. Điều này là dựa trên nguyên tắc được ông bà ta ngày xưa đặt ra để con cháu tránh bị gặp phải tai ương, xui xẻo khi mà động đến mộ phần của những người đã khuất.
Và vì khoảng thời gian Tết Thanh minh trùng với Tết Hàn thực nên trong dịp này, người Việt thường dâng lên ông bà tổ tiên những đĩa bánh trôi – bánh chay. Người Việt dùng bánh trôi – bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – Hàn thực. Vì vậy, tại Việt Nam, Tết Hàn thực còn có một tên gọi khác là Tết bánh trôi – bánh chay.
Qua bài viết chắc hẳn bạn cũng đã hiểu tết thanh mình là gì rồi đúng không nào, cùng theo dõi website của chúng tôi để nhận được thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.
>>> Bài viết liên quan: Tìm hiểu Valentine là gì?