Hướng dẫn mẹo chơi Cờ Tư Lệnh chi tiết nhất cho người mới

Cờ tư lệnh – Hướng dẫn mẹo chơi chi tiết cho người mới, quy định về bàn cờ, quân cờ và cách xếp cờ ra sao, thực hiện chơi một ván cờ như thế nào. Cùng keobongdatructiep.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Tìm hiểu về cờ Tư Lệnh

Cờ Tư Lệnh có tên tiếng Anh là Commander chess, đây là hình thức chơi cờ sử dụng bàn cờ do Đại Tá – nhà văn Nguyễn Quý Hải, người từng là tiểu đoàn trưởng pháo 130mm trong chiến dịch tiến công Quảng Trị năm 1972 sáng chế. Môn này đã được đăng ký bản quyền và được Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam chính thức công nhận ngày 16 tháng 11 năm 2010.

Giới thiệu về cờ tư lệnh
Giới thiệu về cờ tư lệnh

Mục đích chính của ván cờ là sự đấu trí giữa 2 người một bên cầm quân Đỏ bên kia cầm quân Xanh, mỗi bên sẽ đưa ra chiến thuật điều quân trên bàn cờ theo luật làm sao cho tới phút cuối làm thất bại mục tiêu chiến lược của đối phương hoặc tiêu diệt được Tư Lệnh của đối phương.

2. Cấu tạo của bàn cờ tư lệnh

Bàn cờ Tư Lệnh có hình chữ nhật, gồm 11 đường dọc và 12 đường ngang cát nhau tạo thành 132 giao điểm.

Các thành phần chính của bàn cờ 

Gồm một hàng trống ở giữa bàn cờ được gọi là Sông (màu xanh đậm). Sông nằm ngang, và chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau gọi là “Chiến tuyến”. Trên sông sẽ có hai đoạn nước nông bên dưới có nền đá ( có các gạch chấm), được gọi là Ngầm, tất cả các phương tiện đều được phép đi qua đoạn ngầm này. Phần còn lại là nước sâu phương tiện sẽ không đi qua được.

Bên trái bàn cờ của người chơi thứ nhất (bên phải bàn cờ của người chơi thứ hai) bạn sẽ thấy có hai dãy ô vuông chạy dọc suốt hai chiến tuyến, và sẽ được quy ước là Biển (in màu xanh đậm).

Cấu tạo của bàn cờ tư lệnh
Cấu tạo của bàn cờ tư lệnh

Các tọa độ cần nhớ trên bản đồ

Trục tung (dọc) của bàn cờ sẽ được đánh số từ 0 đến 11. Trục hoành (ngang) được đánh số từ 0 đến 10. Gốc của trục tọa độ là góc dưới cùng bên trái bàn cờ khu bên vùng biển (đánh số từ 0).

Ở mỗi một giao điểm đều sẽ có tên tọa đọa, tọa độ theo quy định đọc số trục tung trước, số của trục hoành sau. Điểm gốc là 0,0, điểm cao nhất là 11,10.

Ví du: điểm 3,5 (đọc là ba năm); điểm 0,0 (đọc là không không); điểm 0,7 (không bảy); điểm 0,10 (không mười); điểm 11,10; điểm 11,0; điểm 8,4.

3. Số lượng Quân cờ

Quân trong cờ này có hình tròn giống như cờ tướng, bao gồm 38 quân được chia làm hai màu Xanh và Đỏ. Mỗi bên sẽ sở hữu 19 quân, chia làm 11 lại quân, có logo và biểu tượng cho từng loại cụ thể như sau.

Hình ảnh Tên Số lượng
Quân cờ 0 Tư lệnh / Commander 1 quân
Quân cờ 1 Bộ Binh / Infantry 2 quân
Quân cờ 2 Xe tăng / Tank 2 quân
Quân cờ 3 Dân quân / Militia 1 quân
Quân cờ 4 Công binh / Engineer 2 quân
Quân cờ 5 Pháo binh / Artillery 2 quân
Quân cờ 6 Cao xạ / Anti Aircraft Gun 2 quân
Quân cờ 7 Tên lửa – Rocket 1 quân
Quân cờ 8 Không quân – Air force 2 quân
Quân cờ 9 Hải quân – Navy 2 quân
Quân cờ 10 Sở chỉ huy – Headquarters 2 quân

Bàn cờ được xếp như sau 

Cách xếp các quân cờ trên bàn cờ tiêu chuẩn như sau:

Cách xếp bàn cờ
Cách xếp bàn cờ

4. Mẹo chơi một ván cờ Tư Lệnh

Cờ Tư Lệnh là trò đánh cờ đối kháng 2 người theo lượt, mỗi bên sẽ tìm kiếm chiến thuật điều khiển quân cờ theo luật để đạt được mục tiêu của mình.

Mỗi người chơi sẽ nhận 1 loại màu quân cờ và 19 quân cờ tương ứng, việc bố trí quân cơ bản lúc đầu thì hai bên sẽ công khai bố trí giống nhau theo quy định của luật chơi tiêu chuẩn đã nói ở trên.

Việc chơi nâng cao thì sau khi đã chơi cơ bản thành thạo thì hai bên sẽ theo ý đồ chiến thuật của mình bí mật bố trí quân có thể dùng bìa giấy để che giấu và hoàn toàn tự do phá cách, không nhất thiết phải bố trí như lối chơi cơ bản. Khi cuộc chơi bắt đầu mới lật cờ ngửa và tổ chức lực lượng căn cứ theo thực tế, tìm ra lối đánh lật đổ chiến thuật đối phương.

Xem thêm : Cờ Caro Online – Một số Web chơi online miễn phí

Mẹo chơi cờ theo dạng cờ người tại các lễ hội 

Cách thức chơi 1 ván cờ : Cần xác định người đi trước, mỗi người sẽ lần lượt thực hiện các lượt chơi của mình bằng cách thực hiện 1 hành động cho 1 quân, theo các nguyên tắc đi quân, ăn quân, vượt sông.

Cách đi và ăn quân : Không gian trong trờ chơi Cờ Tư lệnh chia làm 3 vùng :

  • Vùng Biển – Sông
  • Vùng Mặt đất
  • Vùng Trên Không

Một điều lưu ý là những quân trong Cờ Tư Lệnh sẽ bị giới hạn di chuyển/ ăn quân trong một số vùng nhất định.

Quân đi bộ : được đi tiến, đi lùi, đi ngang và ăn thẳng, nghĩa là di chuyển tung hoành ngang dọc theo trục bàn cơ từng đoạn một.

Xe tăng : Được ăn thẳng, dọc ngang theo trục từ một đến hai đoạn.

Pháo binh : Pháo binh mặt đất ngoài đi ăn thẳng dọc ngang theo trục còn được đi và ăn chéo 45 độ, từ một đến ba đoạn ăn vượt qua khối chắn.

Cùng với mục tiêu trên biển Pháo sẽ được phép đứng tại chỗ và bắn rồi ăn quân đối phương trên biển trong khoảng từ một đến ba đoạn.

Tên lửa : Không được đi và ăn quân mặt đất, không theo vành đai hỏa lực

Máy bay : Đi và ăn thẳng, ăn chéo 45 độ quân đối phương, từ một đến bốn đoạn, được phép vượt qua khối chắn

Tàu chiến : Trên tàu có cao xạ, pháo binh tên lửa

Pháo binh: Khi tham chiến hợp đồng binh chủng, pháo trên tàu sẽ được đứng tại chỗ và bắn, ăn các mục tiêu trên đất liền theo quy định.

Tên lửa Đối hải: Mục tiêu là tàu chiến và khi ăn phải thế chỗ, tàu chiến có thể đi vào đoạn sông sâu phía ngoài đoạn có ngầm cạn.

Tư lệnh : Được đi theo trục dọc, ngang không hạn chế, miến không vướng khối chắn.

Sở chỉ huy : Chỉ đứng tại chỗ làm vật cản không được đi và ăn quân đối phương

Trên đây là những thông tin về cờ tư lệnh, giới thiệu về bàn cờ và quy tắc di chuyển của các quân cờ. Chúc bạn sẽ có được nhiều trải nghiệm với trò chơi này.