(GMT+7)
- View : 671Rằm tháng 7 là ngày gì? ngày này còn gọi là Lễ Vu Lan, đây là ngày lễ để con cháu tri ân, báo hiếu với tổ tiên, cha mẹ. Cùng tìm hiểu về ngày lễ này qua bài viết dưới đây của keobongdatructiep.com nhé!
Tháng 7 âm lịch gắn liền với lễ cúng cô hồn bắt nguồn từ Trung Quốc. Và theo dòng chảy của thời gian thì phong tục này đã chảy đến nhiều nước ở Châu Á. Nhưng ở mỗi quốc gia lại có một điểm khác biệt riêng.
Thời hậu Đông Hán có một Đạo giáo – đạo đưa ra quan niệm về việc cúng “ngày Rằm tháng bảy”. Họ thường gọi ngày này là tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch cho đến ngày 30 tháng 7.
Ngày này còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân” hoặc “cúng cô hồn”, “cúng thí thực”. Ngày này có liên quan đến việc “đóng mở cửa quỷ môn”, khi đó các cô hồn bị chết oan, chết mà không có người thân thờ cúng sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian.
Còn ở Việt Nam ngày rằng tháng 7 còn gọi là Lễ Vu Lan, lễ báo hiếu đấng sinh thành dưỡng dục. Đây là ngày để con cháu báo hiếu đến ông bà, bố mẹ và đấng sinh thành của mình.
Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Đức Mục Kiều Liên cứu mẹ của mình thoát khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của Mục Kiều Liên là một người xa hoa, tham lam, độc ác. Bà thường nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp mặt đất. Còn Mục Kiều Liên thì là một cậu bé có tính cách hoàn toàn ngược lại với mẹ mình. Cậu là một cậu bé hiền lành, chịu thương chịu khó.
Sau khi mẹ qua đời, Mục Kiều Liên xuất gia và trở thành đệ tử của Đức Phật. Và khi có được phép thuật Mục Kiều Liên dùng tuệ nhãn để tìm mẹ và thấy bà đang ở đại địa ngục. Mục Kiều Liên muốn cứu mẹ mình nhưng không thể nên đã quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.
Đức Phật lúc đó nói với Mục Kiều Liên nếu muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp đọa đày và được trở về cõi lành thì ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cậu hãy mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ.
Mục Kiều Liên đã nghe theo lời Phật dạy và đã cứu được mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cũng từ ngày đó ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm trở thành ngày tri ân, báo hiếu và được gọi là ngày lễ Vu Lan.
>>> Xem thêm: 19/5 là ngày gì? Ý nghĩa ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh
Như đã nói ở trên lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ nhờ vào tấm lòng hiểu thảo của mình.
“Vu lan” là cách viết tắt của “Vu lan bồn”, tiếng Phạn là “Ullambana”. Trong đó, Ullam dịch là “treo ngược” ; chữ “bồn” tiếng Phạn là “bana” dịch là “cứu giúp”. Vậy bạn có thể hiểu “Vu lan bồn” có nghĩa là giải cứu người bị tội thống khổ tột cùng. Còn “báo hiếu”, là sự báo đáp, đền đáp công đức sinh thành dưỡng dục.
Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật. Ngày lễ này có mục đích tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Với ý nghĩa nhân văn giờ đây lễ Vu lan không chỉ là ngày lễ của Phật giáo mà ngày này còn trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Lễ Vu lan diễn ra vào ngày Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vu lan là ngày để báo ân, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên của cả kiếp này và cả những kiếp trước.
Vào ngày lễ Vu Lan, những ai còn đủ mẹ, cha sẽ được cài lên ngực áo hoa hồng đỏ. Nó nhắc nhở họ cần phải biết trân quý sự hiện diện và đồng hành của đấng sinh thành. Còn những ai không may mất đi mẹ, cha thì cài lên ngực hoa hồng trắng. Nó nhắc nhở họ về những thời khắc thiếu vắng bóng hình mẹ, cha. Màu trắng dù tang thương nhưng nó lại thanh khiết, đây là lời động viên con cái sống thật tốt dù đấng sinh thành vắng bóng, mỗi người con đều là một bản sao của cha mẹ vì vậy hãy sống tiếp, sống thật hạnh phúc, phát huy những bài học, những hành trang mà cha mẹ đã để lại.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp hết những thắc mắc của bạn đọc về rằm tháng 7 là ngày gì? Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu về những thông tin khoa học và công nghệ khác tại chuyên mục khám phá của chúng tôi.