Thủy triều đỏ là gì? Vì sao lại có hiện tượng như vậy

Thủy triều đỏ là gì? Vì sao lại có hiện tượng thủy triều màu đỏ như vậy? Cùng khám phá hết bài viết này để biết được câu trả lời nhé.

Giải mã hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

Thủy triều đỏ là gì? Vì sao lại có hiện tượng như vậy

Thủy triều đỏ còn được gọi với cái tên khác là tảo nở hoa, bởi đây cũng chính là hiện tượng mà tảo biển sinh sản với số lượng rất lớn trong nước. Khi tảo ở những cửa sông, biển hoặc nước ngọt tích tụ lại nhiều sẽ khiến mặt cho nước đục hoặc chuyển sang những màu hồng, tím, đỏ, đen hoặc xanh. Vì vậy mới có những cái tên gọi như: thủy triều đen, thủy triều xanh…

Tùy vào mỗi loại tảo khác nhau mà thủy triều đỏ có thể gây ra những độc tố nhiều hay ít, chúng có thể làm suy giảm khi oxy và gây ra hàng loạt những tác hại, phải kể đến nó khiến các loài sinh vật biển, các loài cá… bị chết hàng loạt do thiếu oxy.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thủy triều đỏ là gì?

Hiện tượng thủy triều đỏ thường được biết đến là một vấn đề về hàm lượng oxy có trong nước bị giảm đi nhanh chóng. Hiện tượng thiên nhiên có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như chúng gặp phải một điều kiện thuận lợi để phát triển như nhiệt độ bất ngờ tăng cao. Hay sự trao đổi của nước kém, điều kiện dinh dưỡng có trong môi trường tăng đột biến.

Những yếu tố khác như lượng bụi giàu sắt đến từ những vùng sa mạc rộng lớn. Ví dụ như sa mạc Sahara được cho là một trong những nguyên nhân gây ra thủy triều đỏ. Một số lần nó xảy ra ở Thái Bình Dương có liên quan đến biến đổi khí hậu quy mô lớn, như El Nino.

Thuật ngữ “Thủy triều đỏ” đang dần được loại bỏ trong giới nghiên cứu vì bởi vì thủy triều đỏ không nhất thiết phải có màu đỏ và trong rất nhiều trường hợp không hề có sự đổi màu nào xảy ra cả. Đặc biệt, chúng không liên quan đến chuyển động của thủy triều. Mà để chỉ cho nhiều dạng tảo nở hoa.

Trên đây là những giải thích hiện tượng thủy triều đỏ là gì và nguyên nhân gây ra hiện tượng như vậy được chúng tôi gửi đến quý khán giả, cùng theo dõi website của chúng tôi để nhận được nhiều thông thú vị khác nhé.

>>> Bài viết liên quan: Nguyệt thực là gì?