Cờ gánh là gì – Luật chơi chơi cờ gánh cơ bản nhất

Cờ gánh là gì tìm hiểu luật chơi cờ cơ bản nhất. Quy định về bộ cờ quân cờ trong cờ gánh như thế nào. Cùng keobongdatructiep.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

1. Khái niệm và nguồn gốc cờ gánh

Cờ Gánh hay còn được gọi với cái tên cờ Chém là trò chơi dân gian Việt Nam rất được yêu thích và cũng là tuổi thơ của nhiều thế hệ. Nếu bạn chưa biết về loại cờ này, hãy cùng bài viết tìm hiểu mẹo chơi cờ Gánh, cờ chém đầy thú vị dưới đây nhé!

Cờ Gánh (hay Cờ Chém), là một trò chơi chiến thuật, dành cho hai người chơi. Trò chơi này có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Có nhiều giả thiết khác nhau về sự hình thành của loại cờ đơn giản, độc đáo này nhưng tựu chung lại, nó là một nét văn hóa đặc sắc của con người nơi đây.

Bàn cờ gánh
Bàn cờ gánh

Người dân bản địa ban đầu chỉ sử dụng các vật dụng khá đơn giản để làm bàn cờ và quân cờ như vẽ bàn cờ lên nền gạch, sử dụng vỏ nghêu, vỏ sò, viên sỏi…

2. Giới thiệu về bộ cờ Gánh

2.1. Giới thiệu bàn cờ

Bàn Cờ Gánh có hình vuông, được chia làm 16 ô và được kẻ các đường ngang dọc, chéo; nhằm thể hiện các đường di chuyển được phép đi của các quân cờ. Bàn cờ có 25 giao điểm là 25 điểm đặt quân.

Bàn cờ gánh
Bàn cờ gánh

3.2.Quân cờ

Quân cờ gánh bao gồm 16 quân, chia thành 2 màu (hoặc 2 loại). Khi bắt đầu trò chơi, các quân cờ được đặt như sau:

  • 5 quân cờ của một bên được đặt ở 5 giao điểm hàng cuối cùng của bàn cờ phía mình.
  • 2 quân cờ được đặt tại 2 mép ngoài cùng của hàng thứ 2.
  • 1 quân cờ được đặt ở hàng thứ 3, ngoài cùng bên trái.

Xem thêm : Cờ chớp là gì – Luật chơi cờ chớp cờ nhanh chi tiết nhất

3.Luật chơi, mẹo chơi cờ gánh

Khi chơi, mỗi người chơi được chia 8 quân cờ, có màu sắc (hoặc nhận dạng) khác với quân cờ của đối phương. Lần lượt mỗi bên sẽ di chuyển quân bất kì của mình đến một giao điểm trống lân cận trên lưới ô vuông, theo chiều ngang, chiều dọc hoặc chéo tùy ý, miễn sao chưa có quân nào tại ô đó và theo đúng đường lưới ô.

Mục tiêu của trò chơi là người chơi sẽ phải đổi hết màu (hoặc nhận dạng) của các quân cờ đối thủ thành màu và nhận dạng quân cờ của mình, khiến họ không còn quân cờ nào để đi. Khi trên bàn cờ chỉ còn lại một loại quân cờ duy nhất thì người đó là người chiến thắng.

Những trường hợp có thể gặp khi chơi cờ gánh : 

1. Gánh

Khi một quân cờ của phe này đi qua giữa hai quân cờ của đối thủ (tức là lúc này, hai quân cờ của đối phương ở hai bên, 3 quân cờ liên tiếp nhau thành một đường thẳng), thì hai quân cờ lân cận của đối phương bị coi là bị “Gánh” và bị đổi màu (hoặc nhận dạng) để trở thành màu của quân cờ ở giữa.

Quân xanh di chuyển lên giữa hai quân đỏ
Quân xanh di chuyển lên giữa hai quân đỏ
Quân đỏ bị đổi màu thành xanh
Quân đỏ bị đổi màu thành xanh

Người chơi chỉ gánh được khi chủ động đi quân cờ của mình vào giữa hai quân đối phương, chứ không thể gánh khi đối phương đi quân.

2. Vây/Chẹt

Khi quân cờ của một người chơi nằm xung quanh quân cờ của đối phương khiến cho nó không thể di chuyển được, lúc này quân cờ này bị coi là bị “Vây” hay “Chẹt” (giống kiểu chơi của cờ vây). Khi đó quân cờ bị vây sẽ bị đổi màu.

Quân đỏ vây quân xanh
Quân đỏ vây quân xanh
Quân xanh bị đổi màu thành đỏ
Quân xanh bị đổi màu thành đỏ

3. Thế cờ Mở

Trong một số trường hợp, người chơi có thể chủ động tạo ra thế cờ cho quân đối phương đi vào giữa để “gánh” quân mình. Mục tiêu có thể là sau đó người chơi sẽ gánh lại quân đối phương chầu 4 hoặc chầu 6, hoặc tạo đường đi cho các nước cờ xa hơn. Nước đi như vậy được gọi là nước “Mở”.

 Quân xanh gài "bẫy" khiến quân đỏ "phải gánh"
Quân xanh gài “bẫy” khiến quân đỏ “phải gánh”

Khi người chơi chủ động tạo thế “mở” cho đối phương gánh, thì đến lượt đối phương, đối phương sẽ “phải gánh”. Thế cờ này không chỉ dùng để đổi màu nhiều quân cờ của đối phương mà còn dùng để thoát ra khỏi một thế cờ bí.

Di chuyển quân xanh để gánh hai quân đỏ của đối phương
Di chuyển quân xanh để gánh hai quân đỏ của đối phương

Trên đây là khái niệm và luật chơi, mẹo chơi cờ gánh cơ bản nhất. Chúc bạn có được những trải nghiệm thú vị với trò chơi này.