Tại sao lại có ngày và đêm? Giải thích chi tiết hiện tượng này

Tại sao lại có ngày và đêm? Giải thích chi tiết hiện tượng ngày đêm và các mùa trong năm? Cùng nhau đi khám phá trong bài viết này nhé.

Giải thích tại sao lại có ngày và đêm

Tại sao lại có ngày và đêm? Giải thích chi tiết hiện tượng này

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì vậy mà đã sinh ra hiện tượng ngày và đêm, do Trái đất luôn tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu ánh sáng.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục đã định sẵn từ tây sang đông nên tại cùng một thời điểm, người đang đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở một độ cao khác nhau, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau cũng sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ của mặt trời).

Để thuận tiền cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta đã chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ khác nhau, mỗi múi giờ sẽ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm tâm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Đất nước Việt Nam thuộc múi giờ số 7 trong 24 múi giờ

Khi Trái đất tự quay quanh trục của mình, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở trên bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài ngắn khác nhau và chuyển hướng quay từ tây sang đông. Do vậy các vật thể khi chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch hơn so với hướng ban đầu.

Tại sao lại có các mùa trong năm

Mùa xuân

Khi vào mùa xuân sẽ có hiện tượng thời gian ngày dài hơn đêm. Tuy nhiên, ban ngày càng dài cũng như đêm càng ngắn là do Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc hơn. Chỉ riêng vào ngày 21/3 thì thời gian của ban ngày và ban đêm mới bằng nhau, đều bằng 12 giờ ở mọi nơi.

Mùa hạ

Hiện tượng ngày và đêm vào mùa hạ thì thời gian ngày dài hơn đêm. Tuy nhiên, khi mà Mặt Trời càng di chuyển về phía lại gần xích đạo thì ngày càng ngắn hơn, đêm dài hơn. Vào ngày 22/6 trong năm, thời gian ban ngày dài nhất và ban đêm sẽ ngắn nhất.

Mùa thu

Vào mùa thu thì ban ngày ngắn hơn ban đêm. Bởi vì Mặt Trời càng xuống gần với chí tuyến Nam nên ngày càng bị ngắn và đêm lại càng dài hơn bình thường. Tuy nhiên, vào ngày 23/9 thì thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, đều có thời lượng là 12 giờ ở mọi nơi.

Mùa đông

Vào mùa đông, hiện tượng ngày và đêm vẫn có sự thay đổi. Khi này, ngày ngắn hơn đêm. Và lúc này, khi Mặt Trời di chuyển lại càng gần xích đạo, hiện tượng ngày dài hơn đêm lại xuất hiện. Vào ngày 22/12 trong năm, ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất.

Còn tại Xích Đạo, hiện tượng ngày và đêm quanh năm luôn bằng nhau. Và càng về xa xích đạo thì sẽ càng chênh lệch nhau nhiều hơn. Riêng tại hai cực thì sẽ xuất hiện tình trạng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc tại sao lại có ngày và đêm và sự xuất hiện của các mùa trong năm được chúng tôi gửi đến quý vị khán giả.

>>> Bài viết liên quan: Nguyệt thực là gì?